Kiến thức Y khoa

CALCIPOTRIOL BÔI ĐIỀU TRỊ MỤN CÓC Ở DA

23-08-2023 19:45:00
Copy to clipboard
Mụn cóc ở da là bệnh lý tăng sinh thượng bì lành tính thường gặp, gây ra bởi vi rút Human papillomavirus (HPV). Trên lâm sàng, mụn cóc ở da có các dạng như: mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc ở lòng bàn chân. Xấp xỉ 75% mụn cóc sẽ tự khỏi trong vòng 2 năm, dù vậy bệnh gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ hay đau cho người bệnh. Bên cạnh đó, mụn cóc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân có xu hướng kém đáp ứng với điều trị hơn các dạng lâm sàng khác.

 

Các phương pháp điều trị mụn cóc thường gặp như đốt điện, áp lạnh, laser, tuy nhiên các phương pháp này thường tốn kém, có thể cần thực hiện nhiều lần và có nguy cơ tạo sẹo, rối loạn sắc tố da sau điều trị.

Trong những năm gần đây, các phương pháp miễn dịch trong sang thương đã ra đời với quan điểm về tăng đáp ứng điều hòa miễn dịch thông qua tế bào tại sang thương. Các hoạt chất tiêm trong sang thương mụn cóc thường gặp là kháng nguyên từ các tác nhân đặc biệt như vắc xin sởi - thủy đâu - rubella, dẫn xuất protein tinh khiết từ lao, interferons, Candida hay vitamin D3. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi thực hiện là phù nề tại chỗ tiêm.

Tiêm trong sang thương Vitamin D3 được ghi nhận là an toàn và hiệu quả trên mụn cóc, tuy nhiên rất ít nghiên cứu chứng minh hiệu quả của bôi dẫn xuất vitamin D trên mụn cóc ở da.

Vitamin D3 có vai trò tăng tốc độ trưởng thành của tế bào thượng bì, giảm chu trình biệt hóa tế bào, giảm sản xuất các cytokine (IL-1a, IL-6). Đồng thời, Vitamin D3 cũng tăng hoạt động các thụ thể Toll – like của đại thực bào, kích thích tạo các peptide kháng khuẩn tại chỗ tiêm.

Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, mù đơn trên người đánh giá trên 56 bệnh nhân nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của calcipotriol trong điều trị mụn cóc đã được tiến hành. Đối tượng tham gia nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm được bôi mỡ calcipotriol 0,05% 2 lần/ngày tại sang thương mụn cóc với độ dày đồng nhất là 1mm và 1 nhóm chứng với thoa vaselin tại sang thương. Sau 2 tháng, nếu sang thương không đáp ứng hoàn toàn thì bệnh nhân được tiếp tục bôi thêm 2 tháng nữa. Sau 4 tháng, nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn của sang thương ở từng nhóm và sự khác biệt về kích thước, số lượng sang thương ở tháng thứ 1,2,4. Các tác dụng phụ như hồng ban, ngứa, cảm giác nóng rát, tróc vảy cũng được ghi nhận.

Kết quả nghiên cứu: số lượng, kích thước trung bình ở thời điểm trước nghiên cứu không có sự khác biệt. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng, kích thước giữa nhóm bôi calcipotriol so với nhóm chứng ở thời điểm tháng thứ 1, 2, 4. Đáp ứng hoàn toàn của sang thương sau 4 tháng ở nhóm bôi calcipotriol cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (85,7% và 16%, p<0,001). Tác dụng phụ không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p = 0,352)

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy bôi calcipotriol hiệu quả và an toàn trên bệnh nhân có sang thương mụn cóc ở da. Tuy nhiên cần có các thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm chứng lớn hơn để xác định các kết quả trên.

 

bvdl-calcipotriol-dieu-tri-mun-coc-o-da-bs-mai-thi

Hình ảnh bệnh nhân có sang thương mụn cóc ở lòng bàn chân: (a) trước (b) sau điều trị với bôi mỡ calcipotriol 0,05%, (c) trước (d) sau tham gia nhóm chứng với thuốc bôi vaselin.

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

19-07-2024 10:45:00
Ths.Bs Phạm Thị Uyển Nhi – Phó Trưởng phòng Điều hành Phòng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng đơn vị nghiên cứu lâm sàng Bệnh viện Da Liễu TPHCM đã hướng dẫn cách đánh giá một tạp chí khoa học uy tín.
13-07-2024 08:00:00
Sau đại dịch Covid 19, số lượng bệnh nhân rụng tóc gia tăng lên một cách đáng kể. Rụng tóc là một bệnh lý da liễu tuy thường gặp nhưng việc điều trị vẫn còn nhiều thách thức.
05-07-2024 14:00:00
Dày sừng lòng bàn tay, chân do nước là một hiện tượng rất hiếm gặp, đặc trưng bởi sự xuất hiện các sẩn, mảng sẩn dày sừng, màu trắng ở bàn tay (hiếm khi ở bàn chân) sau khi tiếp xúc với nước.
29-06-2024 09:00:00
Ngày nay với sự gia tăng trình trạng nhiễm trùng và tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng lan rộng, Việc áp dụng các chất sát khuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm trùng từ môi trường.
23-06-2024 09:00:00
Từ Non-tuberculous mycobacteria (NTM) dùng chỉ các nhóm mycobacteria khác với M.tuberculosis complex và M.leprae. NTM bền với acid, sống tự do, có mặt khắp nơi trong môi trường, được tìm thấy trong nước, đất, thực phẩm, cây trồng, gia súc, động vật hoang dã, cá.
07-06-2024 09:00:00
Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mạn tính do trực khuẩn Mycobacterium leprae gây ra.
24-05-2024 10:00:00
Viêm miệng áp-tơ tái phát (RAS) là một trong những bệnh lý niêm mạc miệng phổ biến nhất đặc trưng bởi một hoặc nhiều vết loét đau, tái phát nhiều lần (từ 2 đến 4 lần/năm tùy từng nghiên cứu). Tỷ lệ mắc bệnh RAS trong dân số nói chung thay đổi từ 5% đến 20%.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com
image doctor