I. Thế nào là loét sinh dục?
Loét sinh dục là vết loét xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam hoặc nữ, ngoài ra có thể gặp ở hậu môn và quanh hậu môn. Ở nam dễ phát hiện vết loét ở bộ phận sinh dục còn ở nữ thường được phát hiện qua triệu chứng đau rát tự nhiên hoặc đau rát khi đi tiểu
II. Vì sao bị loét sinh dục?
Các nguyên nhân thường gặp của loét sinh dục: herpes sinh dục, giang mai, hạ cam mềm, aphthae và dị ứng thuốc, trong đó 3 nguyên nhân đầu là bệnh lây truyền qua đường tình dục
Là bệnh do siêu vi gây ra (herpes simplex virus), lây truyền do tiếp xúc tình dục với nơi nhiễm bệnh (môi, bộ phận sinh dục) hoặc mẹ truyền sang con khi mang thai.
Sau khi mắc bệnh lần đầu, siêu vi sẽ nằm trong cơ thể và có thể hoạt động trở lại vài lần trong năm tùy vào sức đề kháng của bạn, chính vì vậy thuốc điều trị chỉ có tác dụng giúp vết loét mau lành và hạn chế lây lan chứ không giúp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn
Sau khi nhiễm bệnh 1-2 tuần, bạn sẽ thấy vùng sinh dục hoặc hậu môn đau hay ngứa → mụn nước → vết loét. Trong lần đầu mắc bệnh, bạn cũng có thể thấy triệu chứng giống cảm cúm (mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ…)
Là bệnh do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con khi mang thai
Vết loét xuất hiện ở giang mai thời kì 1 và thời kì 2 (đây là 2 giai đoạn dễ lây truyền cho người khác)
Vết loét ở giang mai 1 có thể xuất hiện từ 10 ngày đến 3 tháng sau khi bị lây nhiễm, nhiều người không phát hiện được vết loét bởi vì nó thường không đau và có thể ở vị trí khó phát hiện (âm đạo, trực tràng).
Vết loét ở giang mai 2 thường đi kèm với phát ban không ngứa ở thân mình, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ở một số người có thể thấy đau nhức cơ, sốt, mệt mỏi…
Là bệnh do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tiếp xúc tình dục với người bệnh
Vết loét xuất hiện sau khi nhiễm bệnh 1-2 tuần, là vết loét đau và thường có hạch bẹn kèm theo
Không rõ nguyên nhân của bệnh này, tuy nhiên có 1 số yếu tố thúc đẩy như di truyền, chấn thương, stress, thiếu vitamin và khoáng chất,…
Vết loét ở bộ phận sinh dục có thể đi kèm (hoặc không) với vết loét ở miệng và thường sâu hơn vết loét miệng
Là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với thuốc, thường xuất hiện trong vòng 1 giờ, ít gặp hơn có thể nhiều giờ hoặc nhiều ngày sau khi dùng thuốc
Một số thuốc dễ gây dị ứng như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau…
Sau khi dùng thuốc sẽ xuất hiện đốm màu đỏ, có thể ngứa, châm chích, bỏng rát sau đó phồng nước và vỡ ra thành vết loét, ngoài bộ phận sinh dục có thể gặp tổn thương ở miệng và những nơi khác
Khi bạn nghi ngờ mình có vết loét hãy đến khám bác sĩ ngay. Chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp mau lành bệnh, tránh làm bệnh nặng hơn và tránh lây lan cho người khác
III. Làm sao xác định được nguyên nhân?
Bác sĩ sẽ thăm khám vết loét, nếu cần sẽ làm thêm xét nghiệm:
- Herpes sinh dục: tìm siêu vi tại vết loét hoặc xét nghiệm máu tìm kháng thể chống siêu vi
- Giang mai: xét nghiệm máu VDRL, TPHA tìm kháng thể chống vi khuẩn
- Hạ cam mềm: tìm vi khuẩn tại vết loét
- Aphthae và dị ứng thuốc không có xét nghiệm đặc hiệu, được chẩn đoán sau khi loại trừ 3 nguyên nhân trên
IV. Bệnh có nguy hiểm không?
Nếu được điều trị đúng nguyên nhân, vết loét sẽ lành và không để lại biến chứng gì, không ảnh hưởng đến khả năng có con sau này
Nếu không điều trị, vết loét có thể tự lành hoặc bội nhiễm thêm vi khuẩn khác, hiếm khi để lại biến chứng, riêng giang mai sẽ chuyển sang thời kì tiềm ẩn hoặc giang mai 3
V. Điều trị như thế nào?
Đối với những bệnh có nguyên nhân sẽ có thuốc điều trị đặc hiệu, ngoài ra còn điều trị hỗ trợ như giảm đau, giảm viêm, thuốc thoa tại chỗ…
Herpes sinh dục: Acyclovir (uống)
Giang mai: Penicillin (tiêm) là thuốc thường dùng nhất, nếu bạn dị ứng với Penicillin bác sĩ sẽ thay bằng kháng sinh khác
Hạ cam mềm: Azithromycin (uống), Ceftriaxone (tiêm)
VI. Theo dõi sau điều trị như thế nào?
Vì 3 bệnh lây qua đường tình dục trên làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV nên cần tầm soát thêm HIV 3 tháng sau khi xuất hiện vết loét
Cần khám lại theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh lây qua đường tình dục cần thông báo cho vợ/chồng hoặc bạn tình biết để đến khám và điều trị khi cần, tránh lây nhiễm lại cho bạn
VII. Phòng ngừa như thế nào?
Đối với bệnh lây qua đường tình dục nên hạn chế có nhiều bạn tình và nên sử dụng bao cao su nếu không biết rõ bạn tình có nhiễm bệnh hay không (vì bạn tình có thể nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng)
Đối với dị ứng thuốc cần lưu ý những thuốc gây dị ứng, tránh dùng lại
Đối với bệnh aphthae cần tránh các yếu tố thúc đẩy nếu được