XĂM MÌNH ĐÓN TẾT, CHƯA KỊP VUI ĐÃ PHẢI VÀO BỆNH VIỆN

29-12-2022 09:00:00
Copy to clipboard
Đôi khi xăm một bông hoa nhỏ ở cổ tay, đôi chim én chao nghiêng đón xuân trên bả vai… cũng có thể làm nhiều người bị dị ứng, nhiễm trùng phải vào bệnh viện.

 

DỊ ỨNG, NHIỄM TRÙNG DO XĂM MÌNH

Tranh thủ ngày nghỉ, anh T.V.A. (27 tuổi, ở TPHCM) đến một tiệm xăm tại quận 1 để kịp “đổ màu” cho hình xăm dây pháo trên cẳng chân.

Theo anh A., tết năm rồi do dịch COVID-19 nên hơi buồn, vì vậy năm nay anh xăm dây pháo để tươi vui hơn. Để có chùm dây pháo đỏ phủ cẳng chân, anh phải xăm ít nhất 3 lần mới hoàn thiện với giá ưu đãi 1,2 triệu đồng. Người xăm cam kết màu xăm chất lượng, không phai, không dị ứng và sẽ giảm giá nếu qua tết anh A. có nhu cầu xăm hình khác phủ lên để che đi dây pháo này.

Anh A. kể 2 lần xăm trước gồm tạo viền, hình dạng cho chùm pháo, nơi xăm chỉ hơi sưng, đau vài ngày rồi bong mài thành hình rất đẹp. Tuy nhiên, với lần đổ màu đỏ, pháo ở chân anh A. bị… “nổ” trước tết. “Lúc vô màu, tôi đã thấy hơi nhói, nhưng do trước đó thợ xăm nói lần này sẽ đau hơn một chút vì phải đi kim phủ diện tích da nên tôi ráng chịu đựng. Đổ màu được một nửa, bắp chân tôi sưng to, cảm giác căng quá nên tôi yêu cầu ngừng và sẽ quay lại sau khi đỡ đau hơn”, anh A. nói.

Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, vùng da tại vị trí xăm sưng nề, rộp nước gây đau, liên hệ lại tiệm xăm, anh được chủ tiệm hướng dẫn mua thuốc kháng sinh, kháng viêm uống, khuyên nghỉ ngơi vài ngày sẽ lành. 2 ngày sau, anh A. thấy đau nhức, vết thương nhiễm trùng, mưng mủ, hành sốt... anh đến bệnh viện khám bệnh. Bác sĩ chẩn đoán anh bị nhiễm trùng bội nhiễm.

Tương tự, chị T.T.K.D. (23 tuổi, ở quận Gò Vấp) cũng phải vào bệnh viện khám vết thương ở bả vai sau khi xăm hình chim én. Tuy tổn thương không nghiêm trọng, nhưng do cơ địa nên có khả năng đôi chim én này sẽ trở thành sẹo lồi sau khi lành.

Chị D. chia sẻ: “Từ trước đến nay, tôi chỉ xài hình dán chứ không xăm. Do bạn tôi đi xăm, tôi theo chơi và cũng thử xăm cặp chim én nhỏ”. Theo chị D., chị không có cảm giác đau khi xăm mà chỉ hơi ngứa xung quanh vị trí hình vẽ. Sau đó, bả vai sưng căng, ngứa nhiều hơn, có dịch vàng nên chị đến phòng mạch để khám. Tại đây, chị được chẩn đoán nhiễm trùng và dị ứng mực xăm.

THẠC SĨ, BÁC SĨ LÊ THẢO HIỀN - KHOA THẨM MỸ DA, BỆNH VIỆN DA LIỄU TPHCM - cho biết, bệnh viện cũng đã tiếp nhận, điều trị cho người gặp dị ứng, nhiễm trùng do xăm mình.

MÀU MỰC XĂM NÀO CŨNG CÓ THỂ GÂY DỊ ỨNG

THEO BÁC SĨ LÊ THẢO HIỀN, xăm hình tưởng như vô hại nhưng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Ngay cả khi được xăm bởi nghệ nhân xăm hình chuyên nghiệp thì người đi xăm vẫn có thể bị các phản ứng da. Một số phản ứng xảy ra tức thì sau khi xăm như đỏ, sưng đau nhiều, phồng rộp vùng da vừa “lên hình”, hoặc các phản ứng xuất hiện sau vài ngày, vài tuần như nốt đỏ, mụn nước, mụn mủ. Có khi diễn tiến âm thầm qua nhiều năm mà bệnh nhân không biết nguyên nhân với các triệu chứng khác nhau.

Thông thường, sau khi xăm hình, nơi xăm sưng đau nhẹ, đến lúc da lành, người được xăm có cảm giác ngứa ngáy vị trí xăm, thêm vài ngày vết thương bong vảy, tróc đi chỉ còn lại màu mực là phản ứng da bình thường. Tuy nhiên, nếu nơi xăm sưng đau nhiều, da đỏ lên, sưng nề, vị trí xăm bị rộp nước... rất có thể đã bị nhiễm trùng. Để lâu vết thương có dịch mủ, trợt loét, người nóng sốt, ớn lạnh, run người…, cần đến bệnh viện khám ngay bởi đã có nguy cơ nhiễm trùng.

“Bất kỳ màu mực nào cũng có thể xảy ra dị ứng, tuy nhiên thường gặp nhất là màu đỏ. Khi bị dị ứng, vùng da vừa xăm sẽ bị sưng đỏ, rộp nước, ngứa nhiều, kéo dài vài tuần tiếp theo, nếu không được can thiệp, khả năng nhiễm trùng, mưng mủ rất cao và di chứng để lại sẹo xấu”, bác sĩ Lê Thảo Hiền cho biết.

Trong đó, phát ban khi xăm hình thường gặp ở mực xăm màu đen, với chất gây dị ứng thường là paraphenylenediamine (PPD - chất hóa học được dùng trong thuốc nhuộm tóc ở châu Âu). Phát ban xảy ra ngay lập tức hoặc sau 3 tuần với các triệu chứng như vùng da xăm sưng đỏ, ngứa dữ dội, đau nhức, nổi nhiều nốt nhỏ, mảng da gồ bề mặt, tróc vảy, rộp nước, rỉ dịch, mất màu da, có khả năng để lại sẹo sau khi lành vết thương. Một số người bị chóng mặt, ngất xỉu hoặc đau bụng.

Có người lại bị phát ban do dị ứng ánh nắng trên vùng da xăm hình. Thậm chí, xăm hình có thể gây khởi phát các bệnh lý về da như bệnh vảy nến, viêm da cơ địa (bệnh chàm), bạch biến, lichen phẳng, sẹo lồi, ung thư da. “Những bệnh lý này xuất hiện trong vòng 10-20 ngày sau khi xăm. Có trường hợp chỉ 3 ngày sau khi xăm đã mắc bệnh. Đôi khi có thể xuất hiện nhiều năm sau đó”, bác sĩ Lê Thảo Hiền nói thêm.

Chưa kể đến mực xăm thường lan qua các hạch bạch huyết, gây sưng hạch gần với vùng da xăm hình sau khi lành. Phổ biến nhất là các hạch vùng cổ, nách và bẹn. Một số trường hợp tuy hiếm nhưng y học cũng đã phát hiện người bệnh bị phỏng vùng da xăm hình trong khi chụp cộng hưởng từ (MRI). Vì vậy, khi cần chụp MRI, người xăm hình cần thông báo với kỹ thuật viên chụp MRI rằng mình có hình xăm trên cơ thể. Yêu cầu kỹ thuật viên dừng chụp MRI nếu cảm thấy nóng rát hoặc châm chích ở vùng da xăm hình. Hoặc xuất hiện phản ứng sau khi điều trị bệnh lý khác, chẳng hạn như sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV hoặc phẫu thuật thay khớp.

BÁC SĨ LÊ THẢO HIỀN KHUYẾN CÁO, người có cơ địa sẹo lồi hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xăm để có phương pháp ngăn ngừa sẹo. Để tránh các biến chứng trong xăm hình, nên hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt. Nếu phải ra đường, hãy che chắn hình xăm bằng loại vải dày, tối màu…

Nếu trong lúc xăm bị dị ứng nhẹ như ngứa ngáy, cảm giác nóng nhiều nơi xăm, sưng tấy… nên thông báo cho người xăm hình để có hướng xử lý. Nếu phản ứng kéo dài hơn  1 - 2 tuần hãy đến bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám. Nếu đang hoặc sau khi xăm bị khó thở, đánh trống ngực, tức ngực, chóng mặt hoặc đau bụng, sưng phù nhiều, đau dữ dội, da đỏ bừng hoặc nổi mảng phù ngứa... có khả năng đã bị dị ứng nặng, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/xam-minh-don-tet-chua-kip-vui-da-phai-vao-benh-vien-a1481421.html

 

diem-bao-nguy-co-tai-bien-do-xam-minh-don-tet-bs-hien

Hình xăm bị biến chứng của người bệnh - Ảnh: Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

 

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

28-03-2024 08:30:00
Dùng chung mỹ phẩm hay mỹ phẩm secondhand (2hand) là một trong những sai lầm phổ biến ở chị em phụ nữ. Đặc biệt sau dịp Tết, thị trường thanh lý mỹ phẩm càng nhộn nhịp hơn.
20-03-2024 19:30:00
Đến khám ở Bệnh viện Da Liễu TP.HCM trong tình trạng da mặt sưng đỏ, đang dần chuyển qua sạm đen, bệnh nhân cho biết sử dụng phương pháp peel da bằng rượu ở spa gần nhà. Trong vòng 20 ngày, người phụ nữ được nhân viên spa cho peel da 2 lần. Một trường hợp khác cũng sử dụng phương pháp lột da tại nhà và gây hậu quả viêm da toàn mặt.
07-03-2024 09:00:00
"Em chỉ nằm lên giường và không biết họ bắn gì trên mặt, chỉ nghe nóng. Khi về nhà, mặt em rát, nổi bóng nước lên và để lại sẹo nặng nề trên da", cô gái suy sụp kể với bác sĩ.
06-02-2024 18:00:00
Tết âm lịch 2024 đang đến rất gần, đây chính là thời điểm rất nhiều chị em phụ nữ bắt đầu làm đẹp để bản thân thật rạng rỡ đón Tết. Tuy nhiên, thời gian gần đây lại liên tục xuất hiện những ca tai biến khi can thiệp thẩm mỹ gây hậu quả đáng tiếc.
05-03-2024 10:00:00
Theo BS CK2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Phó Giám đốc Phụ trách Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, có đến gần 78% ca tai biến thẩm mỹ nội khoa không phải do bác sĩ thực hiện.
26-01-2024 20:00:00
BS.CKII Lư Huỳnh Thanh Thảo – Phó Trưởng Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết: “Hành vi tiêm, truyền bất cứ thuốc gì vào cơ thể người đều phải rất thận trọng vì có khả năng gây ngộ độc hay sốc phản vệ nặng có thể tử vong. Các chất làm trắng thường được sử dụng như vitamin C, glutathione, rất nhiều chất mang tên gọi như nhau thai cừu, DNA cá hồi thường không rõ nguồn gốc.”
24-07-2023 19:00:00
Người phụ nữ 49 tuổi, đến Bệnh viện Da liễu khám do vùng bụng, hông, đùi xuất hiện nhiều nốt đỏ, viêm và chảy mủ sau khi tiêm chất làm tan mỡ.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor