Hoạt động   /   Thư viện điện tử Dược

ADR: TĂNG SẮC TỐ DA DO MINOCYCLINE

20-02-2022 15:00:00
Copy to clipboard
Một bệnh nhân nam 70 tuổi bị tăng nhãn áp tiến triển đã đến phòng khám vì ông phát hiện có sự đổi màu ở mặt và mắt của mình. Khi kiểm tra, BS nhận thấy ở vùng trán, mũi, quanh mắt, vùng má và trước tai của bệnh nhân xuất hiện sắc tố xám xanh (Hình). Không có bất thường nào về răng hoặc niêm mạc má.

 

Kết quả cận lâm sàng:

  • Soi đáy mắt bằng kính sinh hiển vi cho thấy có sự tăng sắc tố xám xanh ở củng mạc của cả hai mắt.

  • Sinh thiết bấm (bấm lấy 5mm da) được thực hiện trên vùng da quanh mắt và trước tai.

  • Mô học: có sự tăng sắc tố của keratinocyte lớp đáy và các đại thực bào sắc tố (melanophage) trên bề mặt lớp bì. Không có sự lắng đọng melanin trong collagen lớp bì hay trong lớp bì lưới.

Tiền sử dùng thuốc: minocyclin 100mg/ngày (8 năm) để điều trị mụn trứng cá

Chẩn đoán nghi ngờ: tăng sắc tố da do minocyclin

Điều trị: ngưng minocyclin

Kết quả: tình trạng tăng sắc tố da có cải thiện

 

tang-sac-to-da-do-minocycline-duoc-t2-2022

Hình. Sắc tố xám – xanh do minocyclin

 

Bàn luận

Tăng sắc tố da có nhiều nguyên nhân khác nhau; tuy nhiên, khai thác tiền sử và khám lâm sàng kỹ (bao gồm đánh giá sự phân bố, mức độ và màu sắc của sắc tố) có thể gợi ý một vài manh mối về nguyên nhân.

Minocycline (kháng sinh nhóm tetracyclin) được biết đến với ADR là gây tăng sắc tố da, niêm mạc và xương. Minocycline thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, trứng cá đỏ và viêm mạn tính.

Tăng sắc tố do minocycline được phân thành 3 dạng:

  • Dạng 1: Sắc tố xanh – đen ở những vùng da bị viêm và/ hoặc sẹo trước đó

  • Dạng 2: Sắc tố xám – xanh ở vùng da khỏe mạnh (điển hình là ở cẳng chân)

  • Dạng 3: Sắc tố nâu đục lan tỏa ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Chẩn đoán phân biệt tăng sắc tố xám – xanh trên mặt bao gồm các nguyên nhân do di truyền, viêm, chuyển hóa và hóa chất như:

  • Hồng ban rối loạn sắc tố dai dẳng (erythema dyschromicum perstans)

  • Bệnh sắc tố Riehl (Riehl's melanosis)

  • Rối loạn tổng hợp collagen (vd: bệnh xương thủy tinh (osteogenesis imperfecta) hội chứng Ehlers-Danlos)

  • Bớt sắc tố trung bì

  • Sạm da do bạc (argyria)

  • Alcapton niệu/ bệnh nước tiểu đen

  • Rối loạn sắc tố dạng lưới (reticulate pigmentary disorders)

Đối với bệnh nhân này, một chẩn đoán quan trọng khác cần cân nhắc là bớt Ota. Bớt Ota:

  • Có biểu hiện lâm sàng tương tự như bệnh tăng sắc tố mắt và phần phụ dọc theo nhánh V1/V2 của dây thần kinh sinh ba và

  • Liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh cườm nước (glaucoma) và u tế bào hắc tố màng bồ đào.

Chứng tăng sắc tố do minocyclin phát triển ở những bệnh nhân uống minocyclin trong thời gian dài và có thể xảy ra sớm nhất là 3 tháng và cho đến 5 năm ở những bệnh nhân uống liều 150 mg/ngày. Bệnh nhân đang bắt đầu điều trị nên được thông tin về ADR này và được theo dõi sự phát triển của nó, đặc biệt nếu điều trị kéo dài hơn 1 năm.

Tăng sắc tố da thường tự cải thiện chậm qua nhiều tháng đến nhiều năm sau khi ngưng sử dụng thuốc. Cũng đã có báo cáo về việc điều trị trực tiếp thành công bằng laser Q-switched mà không để lại sẹo hay giảm sắc tố sau đó.

Nguồn: Wang P, et al. Minocycline-Induced Hyperpigmentation. JAMA Dermatol. Published online July 07, 2021. doi:10.1001/jamadermatol.2021.2211

Ds. Lâm Nguyễn Đoan Trang

Tổ Dược lâm sàng – Khoa Dược

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (KHÔNG NGHỈ TRƯA)

  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30

  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: NGHỈ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

 

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

20-08-2022 15:00:00
SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN ALBUMIN TRÊN LÂM SÀNG
20-06-2022 15:00:00
Một phụ nữ 29 tuổi đến khoa cấp cứu với tình trạng khó thở và hồi hộp, cũng như phát ban ngứa và đau hơn 5 ngày trước đó. Thân nhiệt của cô là 38,6°C, nhịp tim 174 nhịp/phút và nhịp thở 24 nhịp/phút. Chúng tôi quan sát thấy một tuyến giáp phì đại khi bệnh nhân nuốt và các mảng ban đỏ tím hình khuyên trên mặt, thân và tứ chi (H.1).
20-04-2022 15:00:00
Một người đàn ông 55 tuổi có tiền sử sử dụng heroin qua đường tĩnh mạch đến khoa cấp cứu với vết loét lớn ở cẳng chân trái không lành xuất hiện 14 tháng trước. Vết loét có bờ là mô hạt, xung quanh là các mảng xơ cứng hội tụ, hình đồng xu, lõm, tăng/giảm sắc tố (Hình 1A). Bệnh nhân cũng có nhiều vết kim, tăng sắc tố trên các tĩnh mạch và sẹo đồng xu phù hợp với việc tiêm thuốc dưới da/trong da (“skin popping”) (Hình 1B). Bệnh nhân cho biết trước đây đã sử dụng vết loét như là một vị trí để tiêm thuốc, với lần tiêm cuối cùng cách đây hơn 1 năm.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor