Hoạt động   /   Thư viện điện tử Dược

NHIỄM TRÙNG DA VÀ MÔ MỀM DO MRSA

19-03-2021 16:00:00
Copy to clipboard
Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) thường là căn nguyên chính trong phần lớn các nhiễm trùng da và mô mềm mức độ trung bình-nặng.

Các yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA ở cộng đồng (bệnh nhân ngoại trú):1

  • Có 5 yếu tố nguy cơ nhiễm CA-MRSA của CDC (CDC’s 5Cs (bảng dưới))
  • Bệnh nhân đến từ vùng lưu hành CA-MRSA cao (ví dụ: >20% mẫu phân lập ra tụ cầu là MRSA)
  • Có tiền sử nhiễm MRSA***
  • Sử dụng kháng sinh trong 3 tháng qua (đặc biệt là FQ)
  • Đánh giá lâm sàng thấy cần thiết (ví dụ: bn suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng nghiêm trọng, v.v…)
  • Bệnh kém cải thiện sau 72h sử dụng kháng sinh không có hoạt tính trên MRSA hoặc có triệu chứng hệ thống.***
  • Nhiễm trùng tái phát ở bệnh nhân có bệnh kèm mạn tính.***

nhiem-trung-da

Bảng 1. 5 yếu tố nguy cơ nhiễm CA-MRSA của CDC

CDC’s 5Cs: đông đúc (crowding), tiếp xúc da thường xuyên (contact with skin), hệ thống cấu trúc da suy yếu (compromised skin), dùng chung vật dụng cá nhân bị nhiễm bẩn (sharing contaminated personal items) và lối sống thiếu sạch sẽ (lack of cleanliness).

  • Tuổi quá nhỏ hoặc quá già (extremes of age): <2 tuổi & >65 tuổi
  • Vận động viên (chủ yếu là các môn thể thao có sự tiếp xúc thể chất), quân nhân
  • Sống trong tù, trại cải tạo, (correctional facilities), khu dân cư, nhà tạm trú (shelter)/người vô gia cư
  • Có tổn thương da: vết trầy xước, vết mổ, té/ trợt, xỏ lỗ trên cơ thể, vị trí hình xăm)
  • Có làm thủ thuật xâm lấn gần đây
  • Tiêm chích ma tuý
  • SSTI liên quan tới chấn thương
  • Nam quan hệ tình dục đồng giới

 

 

Bảng 2. Kháng sinh điều trị MRSA:2,3

Kháng sinh

Liều

Mupirocin (tại chỗ) 2%

Bôi 3 lần/ngày.

Không dùng cho trẻ <2 tháng

TMP/SMX (PO)

Người lớn: 1 - 2 viên double-strength x 2 times per day

Trẻ: 8-12 mg/kg/ngày (tính theo trimethoprim) chia 2 lần/ngày

Doxycycline hoặc minocycline (PO)

Người lớn: 100mg x 2 lần/ngày

Trẻ >8 tuổi và <45kg: 4 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày. Tối đa: 200mg/ngày

Trẻ >8 tuổi và ≥45kg: 100mg x 2 lần/ngày

Clindamycin (PO)

(chỉ dùng kinh nghiệm, khi tỷ lệ MRSA ở cộng đồng <15%)

Người lớn: 300 - 450 mg x 3-4 lần/ngày

Trẻ: 40 mg/kg/ngày chia 3-4 lần/ngày

Fluoroquinolone (ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, ofloxacin): Không nên dùng do MRSA; kháng thuốc có thể phát triển sau 3-4 ngày trong quá trình điều trị và nguy cơ gây “tổn hại phụ cận”.4,5,6,7Nên được dành cho những bệnh nhân không đáp ứng hoặc không thể dung nạp các lựa chọn đầu tay ở trên.

 

Thời gian điều trị: 5-7 ngày. Sau đó xem xét thay đổi/ tiếp tục/ ngừng kháng sinh dựa vào đáp ứng của bệnh nhân.

Đối với áp-xe, nhọt có mủ không rạch dẫn lưu mủ: thời gian điều trị thường dài hơn vì kháng sinh giảm tính thấm vào mô.8

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA). CDC. Lần cập nhật cuối: 6/2019

2.      Kalyanakrishnan Ramakrishnan, et al. Skin and Soft Tissue Infections. Am Fam Physician. 2015 Sep 15;92(6):474-483.

3.      Franklin D Lowy, et al. Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) in adults: Treatment of skin and soft tissue infections. Uptodate. Truy cập: 18/03/2021

4.      Trucksis M, et al. Emerging resistance to fluoroquinolones in staphylococci: an alert. Ann Intern Med 1991; 114:424.

5.      CLSI’s M100 Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing, 30th Edition

6.      David L. Paterson. “Collateral Damage” from Cephalosporin or Quinolone Antibiotic Therapy. Clinical Infectious Diseases. 2004;38(4):S341–S345

7.      Anne-Catrin Uhlemann, et al. Molecular tracing of the emergence, diversification, and transmission of S. aureus sequence type 8 in a New York community. Proceedings of the National Academy of Sciences. 2014;111(18):6738-6743

Nelson's pediatric antimicrobial therapy 2021

 

Tổ Thông tin thuốc - Dược lâm sàng

Khoa Dược - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

-------------------

Bệnh viện Da Liễu - số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP.HCM.

Hotline: 028.39308131 - 0901.365.638

Website: bvdl.org.vn

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 6g00 đến 18g30 (khám cả giờ nghỉ trưa).
  • Thứ bảy: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 18g30
  • Chủ Nhật: buổi sáng từ 7g30 đến 11g00, buổi chiều từ 13g00 đến 15g00
  • Ngày Lễ, Tết: nghỉ

Đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại: https://dalieu.medpro.com.vn/ - Hoặc tải ứng dụng Bệnh viện Da Liễu TPHCM - Đăng ký Khám bệnh Online (App Store, Google Play)

Để xem được nhiều nội dung Truyền thông giáo dục sức khỏe về da liễu, hãy truy cập kênh Youtube của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: https://www.youtube.com/channel/UCt4M5jArf_1Pf5CNWRYOGag

ĐỌC THÊM

TIN MỚI

20-08-2022 15:00:00
SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN ALBUMIN TRÊN LÂM SÀNG
20-06-2022 15:00:00
Một phụ nữ 29 tuổi đến khoa cấp cứu với tình trạng khó thở và hồi hộp, cũng như phát ban ngứa và đau hơn 5 ngày trước đó. Thân nhiệt của cô là 38,6°C, nhịp tim 174 nhịp/phút và nhịp thở 24 nhịp/phút. Chúng tôi quan sát thấy một tuyến giáp phì đại khi bệnh nhân nuốt và các mảng ban đỏ tím hình khuyên trên mặt, thân và tứ chi (H.1).
20-04-2022 15:00:00
Một người đàn ông 55 tuổi có tiền sử sử dụng heroin qua đường tĩnh mạch đến khoa cấp cứu với vết loét lớn ở cẳng chân trái không lành xuất hiện 14 tháng trước. Vết loét có bờ là mô hạt, xung quanh là các mảng xơ cứng hội tụ, hình đồng xu, lõm, tăng/giảm sắc tố (Hình 1A). Bệnh nhân cũng có nhiều vết kim, tăng sắc tố trên các tĩnh mạch và sẹo đồng xu phù hợp với việc tiêm thuốc dưới da/trong da (“skin popping”) (Hình 1B). Bệnh nhân cho biết trước đây đã sử dụng vết loét như là một vị trí để tiêm thuốc, với lần tiêm cuối cùng cách đây hơn 1 năm.
20-02-2022 15:00:00
Một bệnh nhân nam 70 tuổi bị tăng nhãn áp tiến triển đã đến phòng khám vì ông phát hiện có sự đổi màu ở mặt và mắt của mình. Khi kiểm tra, BS nhận thấy ở vùng trán, mũi, quanh mắt, vùng má và trước tai của bệnh nhân xuất hiện sắc tố xám xanh (Hình). Không có bất thường nào về răng hoặc niêm mạc má.
28-06-2021 16:30:00
Tổn thương gân và đứt gân là tác dụng có hại nghiêm trọng đã được biết đến từ lâu của kháng sinh nhóm quinolon, fluoroquinolon. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ do nhóm kháng sinh này cũng đã được báo cáo từ các cơ quan quản lý Dược các nước.
28-05-2021 09:00:00
Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một rối loạn da do viêm phổ biến nhất. Người bệnh bị VDCĐ sẽ có cảm giác ngứa kinh khủng và da bị viêm mạn tính.
18-05-2021 10:00:00
Một trong những nguyên tắc sử dụng kháng sinh hiệu quả bao gồm việc chỉ định kháng sinh với thời gian điều trị tối thiểu cần thiết. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy rất khó để xác định thời gian điều trị tối thiểu, đặc biệt là đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng. Trong nhiều trường hợp các bác sĩ còn ngần ngại trong việc xuống thang/ngưng kháng sinh sớm.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor