BỆNH ẤU TRÙNG DI CHUYỂN Ở DA VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

24-01-2019 10:18:58
Copy to clipboard
Bệnh ấu trùng di chuyển ở da là một bệnh tổn thương da với hình ảnh đặc trưng là ban đỏ hình dải ngoằn ngoèo hoặc hình lượn sóng di chuyển kèm theo ngứa rất nhiều

1. BỆNH ẤU TRÙNG DI CHUYỂN Ở DA LÀ GÌ?

Bệnh ấu trùng di chuyển ở da là một bệnh tổn thương da với hình ảnh đặc trưng là ban đỏ hình dải ngoằn ngoèo hoặc hình lượn sóng di chuyển kèm theo ngứa rất nhiều. Bệnh thường do nhiễm qua da ấu trùng giun móc từ mèo, chó và động vật khác.

2. AI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH NÀY?
 


Tất cả giới tính, lứa tuổi và chủng tộc có thể bị ảnh hưởng nếu có tiếp xúc với ấu trùng. Thường hay gặp ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nhóm nguy cơ bao gồm những người có tiếp xúc với đất cát ẩm ướt như: thường xuyên đi chân đất, trẻ em chơi nghịch đất cát, nông dân, người làm vườn, người nuôi thú.

3. QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP XẢY RA NHƯ THẾ NÀO? 
 

Trứng ký sinh trùng được truyền từ phân của động vật bị nhiễm qua đất cát ẩm ướt (là nơi ấu trùng nở) tới da người. Ấu trùng có thể xâm nhập thông qua nang lông, vết nứt da hoặc thậm chí da còn nguyên vẹn. Sau đó vài ngày đến vài tháng từ nơi xâm nhập ban đầu, ấu trùng di chuyển dưới da tạo nên đường hầm rộng 3-5 mm.

Ấu trùng chỉ di chuyển trong lớp da trên cùng, tạo ra các đường hình dải ngoằn ngoèo hoặc hình lượn sóng, có thể dài đến 2 cm. Ấu trùng này không thể trưởng thành được trong cơ thể người (vì con người là những vật chủ trung gian ngẫu nhiên). Một số trường hợp xâm nhập vào mô sâu hơn, có thể gây ra tổn thương ở phổi nhưng rất hiếm.
 
 
4. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH 


 Khởi phát thường là sẩn đỏ có ngứa tại vị trí ấu trùng xâm nhập hoặc có thể không có biểu hiện gì đặc biệt. Một vài ngày sau đó tổn thương trở nên ngứa dữ dội, xuất hiện ban màu đỏ nâu, ngoằn ngoèo, lượn sóng, nổi gờ nhẹ tương ứng với đường di chuyển của ấu trùng. Tổn thương này thường xuất hiện sau 2-6 ngày nhưng cũng có thể xảy ra vài tuần sau khi tiếp xúc, thường có 1-3 tổn thương. Các vị trí phổ biến nhất thường hay gặp nhất là bàn chân, ngón chân tay, đầu gối và mông, thân và chi trên ít gặp hơn. 
 Ấu trùng di chuyển với tốc độ khoảng vài milimet (thậm chí có thể lên tới vài centimet) mỗi ngày. Có thể gặp tổn thương sưng đỏ, phù nề tại chỗ, nốt dưới da, mụn nước hoặc bóng nước, đóng vảy tiết hoặc có thể bị nhiễm trùng thứ phát.
 Đôi khi, ấu trùng có thể tồn tại trong nang lông và gây bệnh kéo dài. Viêm nang lông do ấu trùng giun móc là một dạng hiếm gặp (khoảng 5%). Tổn thương có thể ở nhiều nang lông, có ban đỏ, sẩn ngứa và mụn mủ và thường gặp ở mông.

5. NHỮNG XÉT NGHIỆM THƯỜNG ĐƯỢC BÁC SĨ CHỈ ĐỊNH


 Tổng phân tích tế bào máu: có thể thấy tăng bạch cầu ái toan trong máu.
XQ tim phổi: chỉ định khi có triệu chứng hô hấp, có thể biểu hiện hình ảnh thâm nhiễm mau bay của ấu trùng di chuyển.
 Xét nghiệm phân và các xét nghiệm máu khác không hữu ích trong chẩn đoán.

6. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ


 Mục tiêu điều trị là diệt ấu trùng, giảm triệu chứng (đặc biệt là ngứa) và phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Diệt ấu trùng bằng thuốc kháng giun sán (Anthelmintics) như: ivermectin, albendazole, thiabendazole, mebendazole. Thuốc thoa có thể được sử dụng tuy nhiên hiệu quả điều trị còn hạn chế (Thiabendazole 15%, Albendazole 10%).
 Giảm triệu chứng ngứa bằng nhóm thuốc kháng histamin, kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân dùng trong trường hợp bội nhiễm.
 
Triệu chứng ngứa sẽ giảm đáng kể trong vòng 24-48 giờ sau điều trị và tổn thương thường mờ đi trong vòng 1 tuần sau điều trị.

7. CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH

 Phòng bệnh bằng cách không tiếp xúc với đất, cát bị ô nhiễm phân chó, mèo, động vật khác; không đi chân đất. Nếu có điều kiện, nên tẩy giun cho chó, mèo và các động vật sống gần người.

 

TIN MỚI

10-04-2024 10:30:00
Việc chú ý bảo vệ da dưới ảnh hưởng của những đợt nắng nóng gay gắt và liên tiếp là điều vô cùng quan trọng.
08-04-2024 19:00:00
Không ít người bỗng dưng ngứa khắp người, càng gãi hoặc tiếp xúc với nước lại càng ngứa, sau đó nổi nhiều mảng sẩn lớn nhỏ. Nhiều người không hiểu tại sao mình lại rơi vào tình huống này để tránh?
05-04-2024 09:10:00
Bôi kem chống nắng, mang phụ kiện và quần áo chống nắng, dưỡng ẩm làn da,... là những cách bảo vệ da dưới thời tiết nắng nóng.
02-04-2024 09:30:00
Những ngày qua, thời tiết TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Đây cũng là thời điểm ung thư da có nguy cơ tăng cao. Do đó, BS.CKII Trần Ngọc Phương - Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM khuyến cáo người dân không nên đi ra nắng khi không cần thiết, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nắng trong khung giờ tia UV hoạt động cực đỉnh (từ 10h sáng đến 3h chiều). Đặc biệt, người dân nên che chắn, sử dụng kem chống nắng... bảo vệ làn da.
01-04-2024 19:00:00
Khoai tây là một loại củ phổ biến và dễ tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là một loại củ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, B6 và kali. Bên cạnh đó, khoai tây có nhiều tinh bột, một lượng tương đối đạm, chất xơ và hầu như không chứa chất béo.
26-03-2024 10:00:00
Thời tiết Nam Bộ nắng nóng cũng là thời điểm các bệnh về da tăng cao. Hằng ngày, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tiếp nhận gần trăm bệnh nhân bị viêm nhiễm vùng da đến khám.
23-03-2024 08:30:00
Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời da có thể bị bỏng nắng. Để giúp lành da và làm dịu da, điều đầu tiên bạn nên làm là tránh ánh nắng mặt trời ngay sau khi phát hiện bỏng nắng.
028.3930.8183
(trong giờ hành chính)
0975.609.166
(trong giờ hành chính)
bvdl.daotaolientuc@gmail.com

Đánh giá nội dung

OK
image doctor